(GDVN) - Nhìn một đứa trẻ lông bông không bố mẹ ngoài đường, ta nhìn thấy một tên trộm cắp tương lai hay nhìn thấy một viên ngọc trong bùn lầy chưa được tỏa sáng? Liệu một đam mê chân chính nào đó có thể kéo đứa trẻ ra xa tệ nạn và đưa nó lên đến đỉnh của vinh quang?
Phân biệt giữa chơi và học là một khái niệm rất sai lầm. Học mà cứ nghĩ là mình đang học, tự chúng ta biến việc học thành khác biệt với các công việc khác. Khi đọc sách ta không nghĩ là mình nên học, điều đó chỉ khiến mình buồn ngủ và khó tiếp thu hơn. Ta tự tạo cho mình hứng thú, từ đó sách sẽ mang lại cả chân trời kiến thức. Nên đôi khi học là một cách giải trí văn minh.
Phương pháp học tích hợp là một trào lưu dạy học nổi tiếng trên thế giới, thúc đẩy tư duy, hệ thống, tư duy cơ giới trong thời đại này. Ví dụ như biến những nội dung lịch sử, địa lý, giáo dục công dân vào cùng một hệ thống để học sinh thấy rõ được mối quan hệ then chốt giữa chúng, có cái nhìn bao quát, tổng hơp. Vậy tại sao chúng ta không tích hợp giáo dục với giải trí, nói nôm na là biến chơi thành học, học thành chơi. Vì con người ta ai cũng ham chơi hơn ham học, sinh ra đã tò mò về thế giới xung quanh, tận dụng tâm lý đó khơi gợi khả năng khám phá, tự học của học sinh.
Thử tưởng tượng nếu ngài giáo dục và ngài giải trí bắt tay nhau sẽ thế nào? Chí ít nền điện ảnh nước nhà cũng phải đẻ ra những bộ phim nhân văn, đầy bản sắc dân tộc. Nếu không lấy được nước mắt của khán giả với hình ảnh ngày giải phóng thì ít ra cũng phải khiến người xem…tự hào về bắp chân của ông Thánh Gióng.
Những trò chơi mang tính chất giáo dục sẽ ra đời. Tôi có thể học hóa một cách hứng thú khi tiếp cận góc nhìn thứ nhất: Một ông Tiến sỹ hóa học trong một hình tượng game phiêu lưu mang phong cách đánh đố. Tôi sẽ góp nhặt những chất khác nhau trên đường đi để chế thành những hợp chất đánh bại kẻ thù. Với cốt truyện xuất sắc sẽ là thiên đường cho những ai không thích học hóa và các môn học khác.
Chỉ một phút mơ mộng thôi nhưng chúng ta có quyền thực hiện nó. Đâu phải giáo dục mang vai trò của giáo dục, để rồi những đứa trẻ la cà ngoài hàng net cũng có thể đọc vanh vách phản ứng hóa học. Nghệ thuật là ở đấy. Để cho ai cũng thấy rằng môn học nào cũng đẹp. Vẻ đẹp đó không phải thuộc vào những thứ nhạt nhẽo trên trường lớp. Nó phụ thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi người và niềm đam mê.
Chính đam mê sẽ quyết định sức mạnh của tri thức đối với mỗi thành công của con người. Hai người tiếp thu một lượng kiến thức như nhau nhưng người có đam mê sẽ thành công hơn người còn lại. Chăm chỉ cần cù vẫn được ca ngợi như “có công mài sắt có ngày nên kim”, “trên bước chân thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Bản thân tôi cho rằng những kinh nghiệm đó đã được đúc kết bởi sự thành công bằng niềm đam mê của họ.
Chăm chỉ, cần cù nghe có vẻ mệt nhọc với người lười biếng nhưng với những người có đam mê chẳng phải là gì quá to tát. Bởi môt đam mê tích cực sẽ thúc đẩy ta làm công việc đến lúc thỏa mãn, đạt được kết quả mong muốn. Người ngoài nhìn vào có thể thấy họ chăm chỉ, cần cù nhưng bản thân họ không cảm thấy vậy, những con người say mê đó chỉ cảm thấy mình sống với đúng bản thân mình, sống như sinh ra để làm việc đó. Hai chữ chăm chỉ, cần cù đúc được kết lại sau khi người ta nhìn nhận lại cuộc đời mình. Có thể họ lười biếng trong mọi việc khác nhưng khi động đến chuyên môn rất chăm chỉ.
Nhân đây ta bàn về sự lười biếng. Lười có nhiều kiểu: không quan tâm, quá tự tin, chống đối hay lười vì quá chăm làm việc khác. Không phải lười biếng lúc nào cũng là xấu, đôi khi lười biếng lại có tiền đề của chăm chỉ.
Nói một cách cực đoan, kể sử hữu lười biếng nhất chính là không lấy cho mình một niềm đam mê, tồn tại không khác gì vô tri, vô giác.
Thêm một lý do vì sao tôi lại đề cao đam mê như vậy. Vì đam mê đi cùng đạo đức nghề nghiệp. Đam mê tích cực sẽ khiến ta trân trọng thành công của mình. Một nhà giáo yêu nghề sẽ không bao giờ mở lớp chỉ để lấy tiền của học sinh, dù chỉ một người học thôi vẫn dạy. Một bác sỹ yêu nghề dẫu đến trăm ca dồn dập cũng không đành lòng bỏ một bệnh nhân.
Loại trừ những sở thích bệnh hoạn còn lại mọi đam mê đều có tính hướng thiện. Hãy tưởng tượng ra một xã hội mà con người hăng hái nhất, nhiệt huyết nhất, mỗi người sẽ có một mối quan tâm riêng. Khi ai cũng phát huy được hết khả năng của mình thì khung cảnh sẽ tốt đẹp hơn ngày nay rất nhiều.
Nhìn một đứa trẻ lông bông không bố mẹ ngoài đường, ta nhìn thấy một tên trộm cắp tương lai hay nhìn thấy một viên ngọc trong bùn lầy chưa được tỏa sáng? Liệu một đam mê chân chính nào đó có thể kéo đứa trẻ ra xa tệ nạn và đưa nó lên đến đỉnh của vinh quang?
Ở tuổi 14, 15 thậm chí nhỏ hơn nhiều người đã xác định được rõ ràng mục tiêu của tương lai. Bỏ ra 3 năm trời học những kiến thức không có ích cho bản thân quả thực là phí phạm thời gian và tuổi trẻ. “Tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu” mà chả làm được cái gì cho đời.
Đương nhiên sẽ có những người không có niềm tin vào đam mê. Ở khắp mọi nơi, từ trong nhà ra ngoài phố, người có đam mê thì ít mà người không có đam mê thì nhiều. Người yêu quý công việc thì ít, người sẵn sàng nghỉ việc khi có người đứng ra đảm bảo cho họ bữa cơm hằng ngày thì nhiều. Đám đông đó đành phải nói rằng ngoài sự bất cập từ chính bản thân họ ra thì họ cũng là nạn nhân của những bất cập trong xã hội. Những bất cập trong xã hội được sinh ra từ những kẻ thiếu tri thức, đạo đức và nhiệt huyết. Giáo dục nay không có gì khác hơn ngoài việc đào tạo ra những kẻ thiếu tri thức, thiếu đạo đức và thiếu nhiệt huyết.
* Còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét