Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

CHUYỆN BIỂU TÌNH, GIÁO SƯ TOÁN LƠ MƠ VỀ LUẬT

Mõ Làng 
CHUYỆN BIỂU TÌNH, GIÁO SƯ TOÁN LƠ MƠ VỀ LUẬT

Trong bài viết: Quyền biểu tình của công dân GS toán học Hoàng Xuân Phú đã dẫn ra thế này: Cơ sở pháp lý để đánh giá về tính hợp pháp của hoạt động biểu tình là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992Điều 69 của Hiến pháp hiện hành quy định: 
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". 
Mệnh đề "theo quy định của pháp luật" khiến người dân lúng túng, do dự khi thực hiện quyền biểu tình, và bộ máy chính quyền dựa vào đó để phủ nhận quyền biểu tình của công dân trên thực tế. Chưa có luật tương ứng thì có nghĩa là chưa có hạn chế. 

Câu dẫn Hiến Pháp là đúng nhưng chẳng biết ngữ nghĩa nên GS Phú nói bừa rằng chưa có luật tương ứng thì có nghĩa là chưa có hạn chế. Đó là sự dối trá nhằm đánh tráo khái niệm. Nội hàm của luật và pháp luật là hai vấn đề khác nhau. Luật là điều nêu lên cho mọi người theo để làm đúng quy ước đã được công nhận. Pháp luậtlà phép tắc do Nhà nước đặt ra để quy định hành vi của mọi người (Từ điển tiếng Việt NXBKHXH-1977). Vậy là cái luật biểu tình có thể chưa có nhưng đã có phép tắc của nhà nước. Trong trường hợp này, đó là Nghị định của Chính Phủ, nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.  

GS Phú cần biết rằng Pháp luật không có nghĩa chỉ là Hiến pháp. Dưới Hiến pháp còn có Luật (Do Quốc Hội làm). Dưới Luật còn có Nghị Định (Do Chính phủ quy định) để hướng dẫn thi hành Luật. Dưới Nghị Định còn có Thông tư (Do các thành viên chính phủ (các Bộ) ban hành) để hướng dẫn thi hành Nghị Định. Dưới Thông tư còn có Quyết Định, Chỉ thị... của các Bộ, ngành ban hành. Tất cả những thứ đó đều được xếp chung vào một khái niệm là "Pháp luật" đấy ông GS ạ. 

Cũng xin nói thêm rằng, các ông có quyền tự do biểu tình, nhưng chúng tôi có quyền không bị biểu tình làm ảnh hưởng. Ông cần quảng trường để biểu tình nhưng tôi cũng cần nó để thi thể thao, diễn văn nghệ. Ông cần đường để đi diễu hành nhưng tôi cũng cần được lưu thông đi làm ăn. Ông cần chỗ công cộng đó để chửi bới, văng tục, xúc xiểm người khác nhưng chúng tôi không muốn nhửng thứ đó văng vào tai chúng tôi. Vì vậy, phải có quy định của pháp luật để điều hòa lợi ích, giải quyết xung đột giữa các ông với chúng tôi. Vậy nên tôi cũng dẫn ra đây Điều 51của Hiến Pháp: Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước đảm bảo quyền công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội. Nghĩa là phải tôn trọng những quy định khác nhằm bảo vệ sự an toàn, ổn định của xã hội. 

Cần nói thêm rằng chẳng có Hiến pháp của một quốc gia nào có đủ chi tiết để điều chỉnh mọi quan hệ, mọi hoạt động của xã hội cả. Vì vậy, cần phải có luật, mà luật thì không thể ngay một lúc xây dựng đủ, thậm chí chẳng bao giờ đủ vì rằng xã hội vận hành, phát triển không ngừng, loài người cứ chạy theo mà làm luật. Cách đây vài năm làm gì đã có Internet mà ra luật Internet. Đấy là chưa nói đến việc GS Phú còn chưa hiểu Hiến Pháp với Luật là hai khái niệm ở hai cấp độ khác nhau, cái nào chi phối cái nào. Đó, cái gốc  còn lơ mơ mà dám rao giảng lẽ phải! 

GS Phú dẫn ra Nghị định của Chính phủ số 38/2005/NĐ-CP, do nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 18/3/2005, quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng, không đề cập đến khái niệm „biểu tình“ được nêu trong Hiến pháp 1992. Ngược lại, khái niệm „tập trung đông người“ được đề cập (21 lần) trong Nghị định số 38/2005/NĐ-CP không xuất hiện trong Hiến pháp 1992. 

Đúng là như vậy, không thể đưa hầm bà làng tất tần tật mọi thứ vào Hiến pháp (đấy là chưa nói đến vấn đề Hiến pháp là khế ước xã hội). Nhưng đừng lờ đi thực tiễn nếu không có tập trung đông người thì có phải là một cuộc biểu tình nơi công cộng. Hay là biểu tình ngồi nhà? Nếu vậy thì không kéo nhau đi tụ tập GS nhé. Cũng đừng lờ đi việc tụ tập đông người đến những nơi công cộng mà không bị Nghị định quy định biện pháp bảo đảm trật tự nơi công cộng điều chỉnh, chi phối nhé. 

Xin thưa GS rằng Nghị định 38 có quy định, nếu tụ tập đông người (theo Thông tư 09 là từ 5 người trở lên) ở nơi công cộng là phải xin phép trước. Và chắc ông biết rõ rằng, để xin phép thì phải có chủ thể chịu trách nhiệm để xin phép, có đơn xin phép, có người đại diện kí đơn và người làm đơn phải có đủ tư cách pháp nhân. Trong đơn phải nói rõ những điều như Nghị định yêu cầu, phải có cam kết tôn trọng luật pháp. Nếu chưa có những thứ đó và chưa được phê duyệt mà cứ tụ tập là vi phạm pháp luật đấy

GS Phú đã dẫn Điều 50 của Hiến pháp 1992: "Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật". Khi thực hiện các quyền con người (trong đó có quyền biểu tình), công dân chỉ phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành... "Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật". 

Chỗ này GS hiểu đúng. Pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng cho biểu tình nhưng đã có quy định về các hành vi khác có liên quan như tụ tập đông người ở nơi công cộng. Khái niệm tụ tập đông người bao hàm cả hoạt động biểu tình trong đó. 

Tiện đây xin nhắc GS và những người đi biểu tình rằng Không những chỉ có Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh hoạt động biểu tình mà còn có Thông tư 09/2005/TT-BCA ngày 5/9/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 38 về biện pháp đảm bảo trật tự công cộng. Trong đó nói rất rõ các hành vi bị nghiêm cấm; Nguyên tắc xử lí vi phạm; Về thủ tục đăng kí hoạt động tập trung đông người nơi công cộng... Và mới đây, Ủy ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm còn ban hành Quyết định 03/2013/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 Quy định về những hoạt động tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và vườn hoa Lí Thái Tổ nữa đấy. 

Nếu GS và những ai định ra đó biểu tình thì nên đọc cho kĩ những văn bản pháp luật nói trên, đừng để bị chính quyền xử lí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét