Hồng Đăng
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua hai từ “Khmer đỏ” từ mà mỗi khi nhắc đến nó khiến ta nghĩ ngay đến một chế độ ghê rợn và tàn khốc. Khmer Đỏ tên chính thức Đảng Cộng sản Campuchia và sau này là Đảng Campuchia Dân chủ, do Pol Pot cầm đầu, là một tổ chức chính trị cầm quyền tại Campuchia từ 1975 đến 1979. Tuy tuyên bố là đi theo chủ nghĩa Cộng sản, song thực chất Khmer Đỏ có khuynh hướng của một tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, rõ ràng nhất là việc chính họ đã tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản vào năm 1981.
Chân dung Pol Pot
Họ đã bị chính quyền và quân đội Việt Nam đánh bật ra khỏi Campuchia năm 1979. Chế độ Khmer Đỏ nay được biết đến vì đã giết chết khoảng 2 triệu người (từ một dân số 7,1 triệu) bằng các biện pháp tử hìnhbằng các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng, bỏ đói và lao động cưỡng bức. Nó được nhiều học giả xem là một trong những chế độ hung bạo nhất trong thế kỷ 20, thường được so sánh với chế độ của Adolf Hitler. Nếu tính theo tỷ lệ người bị giết so sánh với dân số, có thể nó là chế độ giết người nhiều nhất trong thế kỷ 20.Trong khi cầm quyền, nó đã được hậu thuẫn bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vì muốn cô lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lúc đó đang được Liên Xô hậu thuẫn. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng với Mỹ và Thái Lan, vào thời kì mặn nồng nhất của quan hệ Trung-Mỹ, cung cấp vũ khí, thông tin tình báo và căn cứ để tiếp tế và cung cấp nơi trú ẩn cho bính lính Khmer Đỏ. Hoa Kỳ, Tây Âu, và khối Asean phản đối hành động mà họ cho là "chiếm đóng" của Việt Nam. Họ đòi Việt Nam rút quân và lực lượng Liên Hợp Quốc sẽ vào tiếp quản. Quan hệ giữa Việt Nam và khối Asean, đặc biệt là Thái Lan, trong thời kỳ này rất căng thẳng và trong nhiều trường hợp đứng bên bờ vực chiến tranh (tham khảo thêm vấn đề khủng hoảng biên giới Việt-Thái). Sau khi Việt Nam rút khỏi Campuchia, quan hệ Việt Nam - Asean dần được cải thiện và bình thường hóa.
Dân số Campuchia khoảng 7,100,000 người ở thời kỳ đầu cầm quyền của Khmer Đỏ. Trong mười năm sau đó, 3,300,000 người (gồm cả nam giới, phụ nữ, trẻ em và người nước ngoài) bị giết hại và tới cuối cuộc diệt củng chỉ còn chưa tới bốn triệu người sống sót khỏi chế độ Khmer Đỏ. Khmer Đỏ muốn loại bỏ bất kỳ ai bị nghi ngờ "tham gia vào các hoạt động của thị trường tự do ". Những thợ chuyên nghiệp bị nghi ngờ liên thuộc tư bản và hầu hết mọi người có giáo dục, nhiều dân thành thị, và những người có quan hệ với các chính phủ nước ngoài. Khmer Đỏ tin rằng các bậc cha mẹ đã bị hư hỏng với chủ nghĩa tư bản. Vì thế, trẻ em bị cách ly khỏi cha mẹ và được giáo huấn chủ nghĩa cộng sản cũng như được dạy các biện pháp tra tấn súc vật. Trẻ em là một "công cụ chuyên chính của đảng " và được giao quyền lãnh đạo việc tra tấn và hành quyết. Chính quyền Khmer Đỏ là độc ác chưa từng có và là một địa ngục trần gian, là một vết nhơ không thể xóa nhào trong lịch sử nhân loại. Khó tưởng tượng rằng đến cuối những năm của thế kỷ 20 mà còn tồn tại một chế độ vô nhân đạo hơn cả thời phong kiến, giết người bằng cuốc,chim, bằng chặt đầu, bằng sẻ đôi, khoan sọ,..
Những nạn nhân của Khmer đỏ…
Xương cốt của các nạn nhân tại bảo tang diệt chủng Toul Sleng…
Không biết đã có bao nhiêu bộ đội Việt Nam đã hi sinh trong cuộc chiến giúp nhân dân Campuchia loại bỏ chế độ tàn ác Khmer Đỏ. Sau bốn năm cầm quyền chế độ Khmer Đỏ lật đổ năm 1979 sau cuộc Chiến dịch phản công biên giới Tây – Nam Việt Nam của Việt Nam. Ấy vậy mà Theo tờ Cambodia Daily, vào tháng trước, Chính phủ Campuchia đã công bố đoạn băng ghi âm phát biểu của quyền chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) Kem Sokha cáo buộc trắng trợn rằng Việt Nam đã dàn dựng chuyện giam giữ và tra tấn hàng ngàn người tại nhà tù Tuol Sleng (nhà tù an ninh S21). “Nếu nơi này (nhà tù Toul Sleng) thật sự là của Khmer Đỏ, họ sẽ phá hủy nó trước khi tháo chạy, không để lại cho ai thấy… Nếu Khmer Đỏ giết nhiều người, họ không ngớ ngẩn đến mức giữ lại để mọi người thấy. Tôi tin đây là một vụ dàn dựng”, ông Sokha được nghe thấy phát biểu trong đoạn băng ghi âm. Ông ta nói là những tội ác trong nhà tù Toul Sleng là do Việt Nam dàn dựng song những nhân chứng lịch sử vẫn còn đây. Vẫn còn những nạn nhân may mắn sống sót trong chế độ của Khmer Đỏ. Họ là những nhân chứng sống hùng hồn cho một sự thật không thể chối cãi được.
Nhà Tù Toul Sleng hay còn gọi là nhà tù S-21, được xem là địa ngục trần gian của chế độ Pol Pot. Trong 3 năm 8 tháng 20 ngày do Pol Pot cầm quyền, có gần 2 triệu người dân vô tội tại đất nước Campuchia đã bị chết, trong đó có trên 17 ngàn người bị giết hại tại nhà tù Tuol Sleng. Những người bị giết hại tại đây đều được chụp ảnh để giữ lại làm hồ sơ như thế này.
Chân dung những nạn nhân ở nhà tù Toul Sleng. (Ảnh: Angkor)
Trong những ngày qua, người dân Campuchia và các cựu tù nhân nhà tù Toul Sleng cực kỳ phẫn nộ khi ông Kem Sokha, Quyền Chủ tịch Đảng Cứu quốc đã phát biểu rằng, những gì đang trưng bày ở trong nhà tù Toul Sleng đều là giả tạo, do Việt Nam dàn dựng. Sáng ngày (4/6), ông Chum Mey, cựu tù nhân S-21 đã tổ chức họp báo lần thứ hai để công bố sẽ tổ chức biểu tình lớn để phản đối lời phát biểu của ông Kem Sokha khi ông Kem Sokha không chấp nhận xin lỗi vong hồn của trên 17 ngàn người đã bị Khmer Đỏ giết chết tại nhà tù Toul Sleng và gần 2 triệu người dân trên cả nước. Ông Chum Mey, cựu tù Toul Sleng (S-21) nói: “Ông ta nói là những tội ác trong nhà tù Toul Sleng là do Việt Nam dàn dựng. Tôi nhắc đi nhắc lại rằng, tại sao ông Kem Sokha nói đây là Việt Nam dàn dựng. Những hiện vật vẫn còn ở đây, đầy đủ hết. Người dân họ rất đau lòng, cha mẹ, anh em, bà con đã chết do Khmer đỏ giết nhưng Kem Sokha nói như vậy không thể nào chấp nhận được”.
Khoảng 20.000 nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ và và người dân Campuchia sẽ tổ chức cuộc biểu tình tại Công viên Tự do ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia vào ngày 9/6 để bày tỏ sự phẫn nộ trước cáo buộc trắng trợn của ông Kem Sokha, Quyền Chủ tịch đảng Cứu quốc về những tuyên bố nhằm bóp méo sự thật lịch sử này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét