Cu Tí
Câu chuyện những nam thanh khi đến tuổi động viên vào quân ngũ vẫn là một chủ để đốt nóng nghị trường cũng như trên lề các cơ quan thông tin và truyền thông báo chí. Có nhiều lí giải, bình luận và cả những sự cả giận của không ít con người từng có những năm tháng vào sinh ra tử nơi chiến trường để đem lại cuộc sống thanh bình hôm nay. Những cuộc địa phẫu và lí giải cặn kẽ nguyên nhân của vấn đề và liệu việc trốn nghĩa vụ quân sự chỉ là hiện tượng của một bộ phận thanh niên phai nhạt lí tưởng hay đó là vấn đề bản chất. Và liệu rằng, những cơ quan truyền thông có vào cuộc quá gay gắt, quyết liệt và vô hình đẩy vấn đề đi xa hơn chúng ta tưởng.
Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Chúng ta chưa thể có được những thống kê và những sự đo lường cụ thể về lòng yêu nước của những nam thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Hay nói cách khác, chưa có một phép thử nào có thể cho ra những phép toán cụ thể. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ một số thanh niên vì chuyện gia đình, vì những cố tật bên trong như sợ khổ và không chịu được môi trường nghiêm khắc trong quân ngũ đã có những hành động đối phó. Chúng ta đôi khi nhìn nhận những thành niên này ở một mức độ cao và dẫn đến sự ngộ nhận. Với độ tuổi của họ sự chín chắn và từng trải trong suy nghĩ là chưa có hoặc chưa có nhiều. Họ nhìn nhận cuộc sống cũng có nhiều phiến diện khi chưa ý thức được những trách nhiệm, nghĩa vụ kèm theo hay họ chưa xây dựng cho mình được những tố chất mà thanh niên bất kỳ thời kỳ nào cũng cần: Long yêu nước. Chính vì vậy khi gặp những khó khăn, những vực cản hay muốn "chống đối" một điều gì đó họ sẽ cố gắng dùng chính những "năng lực" trong bản thân để đối chọi lại. Hay nói cách khác, chính những người lớn đã nhìn nhận hành động của những "đứa trẻ hư" này ở tầm những người trưởng thành mà quên đi rằng, mỗi một độ tuổi chỉ có cho mình những suy nghĩ và vốn văn hóa nhất định. Không thể đưa suy nghĩ của những người lớn áp đặt và quy đồng cho những đưa trẻ. bản thân họ chưa thể đáp ứng những điều lớn lao như vậy.
Và tất nhiên bất kỳ ai khi hành động họ đều hướng đến những mục đích thực sự, bộ phận thanh niên tìm cách trốn nghĩa vụ quân sự này cũng vậy. Họ chưa ý thức được việc mình làm cũng như họ đã bị chi phối, định hướng có phần sai lệch từ môi trường xã hội...Do vậy chúng ta cũng chưa nên quy kết, đánh giá tổng luận vấn đề ngay bây giờ bởi như Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XIII nói: "Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng thanh niên hiện nay sống không có lý tưởng. Đó là kết luận vội vàng và “oan” cho thanh niên. Cần khẳng định rằng có một bộ phận thanh niên sống không có lý tưởng, sống thực dụng, ăn chơi đua đòi và ích kỉ,… nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ thôi. Ngay cả trường hợp những thanh niên trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng chỉ có một bộ phận, không phải là tất cả.
Tôi đã đi khá nhiều và gặp khá nhiều những thanh niên, bạn trẻ sống có lý tưởng, vì lý tưởng. Chúng ta không thể đánh đồng tất cả. Họ đông lắm. Sao không nhìn rộng ra những nơi tiền tiêu của Tổ quốc như Trường Sa, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Cồn Cỏ, các đồn biên giới xa xôi ngày đêm vẫn có hàng trăm hàng nghìn con người cầm chắc tay súng để bảo vệ Tổ quốc?"....
Thế mới biết nhìn nhận vấn đề đôi khi cũng cần có sự công tâm và khách quan. Những cá nhân trốn nghĩa vụ quân sự đó đáng trách hơn là đáng lên án. Những người lớn hãy cho các em một cơ hội để chứng tỏ và khẳng định lại mình./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét