Hồng Đăng
Có lẽ ngay từ ngày còn bé hình ảnh nhiều người lớn hút thuốc lá đã quá đỗi quen thuộc và phổ biến với nhiều người. Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm). Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện (thường có gắn đầu lọc. Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây hơn 4 ngàn năm. Hàng ngàn năm TCN , người da đỏ đã trồng thuốc là trên các vùng đất Nam Mỹ, Trung Mỹ và một số nơi khác. Thuốc lá được đưa vào châu Âu khoảng năm 1496-1498 do Roman Pano (nhà truyền đạo Tây Ban Nha) sau khi đi châu Mỹ về. Năm 1556, Andre Teve cũng lấy hạt thuốc lá từ Brazil đem về trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Thuốc lá được trồng ở Nga vào năm 1697 do Petro Valeski sau cuộc viếng thăm Anh và một số quốc gia khác đem về. Vua Sulemam cho trồng thuốc lá ở Bungari vào khoảng năm 1687.Tại các nước châu á, Thái Bình Dương, thuốc lá được trồng vào thế kỷ 18. Ngành kỹ thuật trồng trọt, công nghệ sinh học đã phát triển rất nhanh chóng để sản xuất đa dạng các loại nguyên liệu thuốc lá đáp ứng cho công nghiệp chế biến, nhu cầu thị hiếu đa dạng về thuốc điếu và đặc biệt để xuất khẩu.
Ảnh minh họa.
Thuốc lá đã được gọi rất nhiều tên như La Herba Sanena (cây làm thuốc), Herba Panacea (cây thuốc trị mọi bệnh), L’Herbe etrange (cây làm thuốc dị thường), L’Herbe d’Ambassadeur (cây kỷ niệm tên Đại sứ ở Lisbon). Sau đó các tên mất dần chỉ còn lại tên gọi Nicotiana để kỷ niệm tên Jean Nicot, người có công truyền bá trồng thuốc lá ở châu Âu. Ngày nay nhiều nước có tên gọi thuốc lá giống nhau là Tabacco (Anh, Mỹ), Tabak (Đức, Nga), Trutrun (Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari), Tutun (Rumania)... Còn tên khoa học của cây thuốc lá vàng là Nicotiana Tabacum L. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã mở đường cho cuộc “Phát kiến địa lý”, dẫn đến sự mở rộng phạm vi buôn bán thế giới và sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và công nghiệp. Các nước Hà Lan, Anh, Pháp, Bỉ cũng đua nhau đi tìm kiếm thị trường buôn bán trên thế giới. Thuốc lá trở thành một trong những hàng hóa quan trọng được các nước châu Âu mang tới châu á, châu Phi. Đến năm 1592, một thế kỷ sau khi Colombus phát hiện ra châu Mỹ, thuốc lá đã được trồng ở Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh. Sau đó lan ra Philippines, ấn Độ, Java, Nhật, Tây Phi, Trung Quốc và các lái buôn đã mang thuốc lá đến tận Mông Cổ và Sibêri. Đến thế kỷ XVIII, XIX các nước Âu - Mỹ hoàn thành cách mạng công nghiệp. Các phát minh khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Ngành công nghiệp thuốc lá ra đời và thu được lợi nhuận to lớn hơn trước. Sau chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia giành được độc lập cũng chú ý phát triển ngành công nghiệp thuốc lá, như Trung Quốc, Indonesia, Triều Tiên, ấn Độ, Philippines, Ai Cập, Pakistan, Việt Nam...
Phổ biến là vậy song có một điều mà ai cũng biết thuốc lá không có lợi cho sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 10.7 cho biết, thuốc lá giết chết gần 6 triệu người/năm trên thế giới, hầu hết tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Trong số 6 triệu người chết có 5 triệu người nghiện thuốc lá hoặc đã từng hút, trong khi số còn lại là hút thuốc lá thụ động, AFP dẫn báo cáo của WHO. Số người chết vì thuốc lá còn lớn hơn nhiều số người tử vong do tai nạn, bị lao, AIDS cộng lại. Trong khói thuốc lá có hơn 4000 hóa chất trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện , các chất gây độc và 43 được biết là nguyên nhân gây ung thư. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.….Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm khả năng lưu thông của máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm suy giảm sức khoẻ của bạn, dẫn đến nhiều bệnh ung thư khác như ung tư miệng, đại tràng, vòm họng, thực quản, gan, thận…Các nhà khoa học đã khảo sát và tìm ra đc rằng tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm, tức là khi hút 1 điếu thuốc tự ta đã làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuy nhiên không phải chỉ có người hút mới chịu tác hại từ việc hút thuốc lá. Ngoài con đường hút thuốc trực tiếp, thuốc lá còn có thể gây hại qua việc ta hít phải khói thuốc của người khác. Trẻ em và người lớn, những người không hút thuốc nhưng sống trong khói thuốc của những người khác chụi rủi ro cao hơn hoặc bị mắc các bệnh kinh niên và cấp tính về họng, tai và trí tuệ cũng như sức khoẻ thể chất bị ảnh hưởng. Phụ nữ có mang mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sẩy thai cao hơn, sinh con nhẹ cân, hoặc con bị ốm, tử vong. Trẻ sơ sinh của những người cha hút thuốc trong những tháng trước và trong thời gian mang thai của người mẹ có nguy cơ gấp đôi bị hở hàm ếch, bạch cầu và chịu mức rủi ro bị ung thư não cao hơn tới 40% so với những trẻ có cha không bao giờ hút thuốc. Đó là thực sự là những tác hại rất lớn mà người hút thuốc đem lại.
Ảnh minh họa
Không chỉ có gây bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi năm, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi hơn 700.000 đồng cho thuốc lá. Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này. Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người trong một thời gian dài.Thêm nữa, một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh.
Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trở nên kiệt quệ.Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí cho hậu quả của việc hút gây ra còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí để mua thuốc. Khi một thanh niên trong gia đình bị ốm do thuốc lá thì gia đình này phải chịu những chi phí điều trị chăm sóc, tốn kém thời gian. Thế là từ chuyện hút thuốc nảy sinh ra nhiều vấn đề khác.
Hút thuốc độc hại là thế mà tại sao người ta vẫn hút ?
Một nguyên nhân cơ bản của tệ nạn hút thuốc lá là do ảnh hưởng của lối sống sinh hoạt với bạn
bè và gia đình có bố mẹ, anh em đã đi vào con đường nghiện hút thuốc lá, nghiện ma tuý;không có bản lĩnh cách ly. Các em bị lây truyền từ bản năng tò mò, hành vi thử nghiệm, đua đòi, bắt chước (kể cả sự bắt chước hình ảnh của các ngôi sao điện ảnh, của các bộ phim đen, tác động của Internet đen, văn hóa phẩm độc hại), cao hơn là bị bạn bè nghiện hút lôi kéo,mời mọc
rồi đưa đến nghiện. Thông thường, người ta thích hút thuốc lá vì các lí do như giảm stress, điều chỉnh cân nặng, do thói quen giao tiếp hoặc đơn giản chỉ vì thấy thích thú hay muốn chứng tỏ mình. Lo lắng về cân nặng của mình là hiện tượng thường thấy ở giới nữ. 50% phụ nữ và 25% nam giới nghiện hút thuốc có cảm nhận tương tự. Do đó, việc hút thuốc còn là cách để điều chỉnh cân nặng của một số bạn gái. Những người bỏ thuốc thường sẽ tăng cân thêm khoảng từ 2kg đến 4kg nhưng điều này thật ra chỉ là việc bạn quay trở về cân nặng bình thường của mình. Lúc này, bạn có thể sử dụng những biện pháp khác để điều chỉnh cân nặng như thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế ăn đêm, tập thể dục điều độ… Cũng có khi bạn hút thuốc chỉ vì muốn thể hiện cá tính của mình. Hành động này đôi khi đã xuất hiện từ tuổi dậy thì, khi bạn muốn chứng tỏ mình với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, muốn tạo dáng như một người sành điệu... Nếu thế, hãy nhanh chóng từ giã cách thể hiện này vì thực tế, nó không chỉ làm xấu đi hình ảnh của bạn mà còn gây hậu quả xấu cho sức khỏe. Hoặc do thói quen giao tiếp : Bạn chỉ hút thuốc khi ở vào những hoàn cảnh nhất định như trong những bữa tiệc, tại quán bar, trong những buổi gặp gỡ khách hàng... Việc mời nhau một điếu thuốc trước khi bắt đầu câu chuyện rất thường thấy ở nhiều người. Thói quen xấu này đôi khi đẩy bạn đi quá đà, có thể hút cả một gói thuốc chỉ trong một ngày nhưng vẫn không nghĩ mình bị nghiện thuốc. Lúc này, có thể bạn không nghiện nicotine trong thuốc lá nhưng lại nghiện hành động hút thuốc. Việc nghiện trong vô thức này có thể dẫn đến nghiện nicotine thật sự. Bạn hút thuốc để tìm cảm giác thoải mái? Nếu như thế, việc bỏ thuốc sẽ khiến gia tăng cảm giác stress mỗi khi bạn gặp khó khăn trong công việc, trong cuộc sống. Tập yoga, hay những bài tập hít thở là cách giảm stress lành mạnh và hiệu quả hơn mà bạn nên thử. Việc này cũng sẽ giúp bạn từ bỏ được thuốc lá.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO nói rằng chiến dịch chống hút thuốc và các biện pháp khác để kiểm soát thuốc lá có thể cứu được hằng triệu mạng người nếu được áp dụng trên khắp thế giới. Việc bỏ thuốc lá không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho xã hội mà hơn hết vẫn là những người hút thuốc. Thuốc lá gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của cá nhân và của cộng đồng. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm nói “không” với thuốc lá, vì một xã hội văn minh, phát triển, vì một tương lai tươi sáng cho loài người nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét